THỰC HÀNH HỘ NIỆM (Bài số 3)

Print Friendly, PDF & Email

THỰC HÀNH HỘ NIỆM

(Bài số 3)

A-DI-ĐÀ PHẬT!

Kính thưa quý đồng tu!

Nhật Thuyết cũng luôn luôn nhắc lại rằng…

– Đây không phải là buổi thuyết pháp.

– Đây cũng không phải là những buổi toạ đàm giống như cư sĩ Diệu Âm vẫn tọa đàm với chúng ta.

  • Mà đây chỉ là những buổi chúng ta cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm!

Thời gian này chúng ta đang tập trung vào trao đổi những kinh nghiệm thực tế khi đi Hộ Niệm. Để chúng ta ai ai cũng có thể sẵn sàng hộ niệm cứu được người khi cần.

Đặc biệt chúng ta chú trọng đến vấn đề làm thế nào để Hộ Niệm cho chính những người thân của mình. Những người thân là khó nhất, các cụ nhà mình vẫn thường hay nói là: “Dao sắc không gọt được chuôi.” Và nhiều lúc các cụ cũng nói: “Bụt chùa nhà không thiêng”! Cho nên việc hộ niệm cho chính người thân của mình là khó.

Việc hộ niệm cho người thân của mình là rất khó trong đó Hộ Niệm cho Cha Mẹ của mình là khó nhất. Từ những buổi trao đổi này, chúng ta sẽ bàn thảo với nhau làm cách nào cho tốt nhất để mà chúng ta có thể Hộ Niệm…

– Giúp đỡ cho chính Cha Mẹ của mình.

– Cho những người thân trong gia định mình.

– Và cho những người xung quanh mình.

Thưa tất cả các quí đồng tu! Vì buổi hôm nay là buổi thứ tư về đề tài thực hành hộ niệm. Thế cho nên Nhật Thuyết xin cũng xin phép được nhắc lại một chút về khái niệm:

– Thế nào là Hộ Niệm?

Bởi vì qua một vài cuộc điện thoại sau các buổi nói chuyện này, Nhật Thuyết thấy hình như cũng nhiều người chưa được rõ về việc này… Có thể vì buổi đầu tiên do việc nối mạng chưa thông thạo, đôi lúc bị trục trặc kỹ thuật. Cho nên đồng tu bên Thụy Sĩ có nhiều đoạn nghe không rõ. Vả lại đoạn đầu tiên cũng mất mười mấy phút không nghe được.

Ngay từ ban đầu nhất Nhật Thuyết đã nói về khái niệm thế nào về Hộ Niệm rồi.

Cái khái niệm này cũng rất quan trọng, khi chúng ta đi Hộ Niệm và có gặp những người hỏi han chúng ta Hộ Niệm như thế nào? Thì chúng ta có thể trả lời được một cách rành rẽ!

Thưa quý đồng tu, Hộ-Niệm có nghĩa là giúp cho một người phát khởi được: tín, nguyện và thực hành niệm Phật. Đó là Hộ Niệm.

Tín: Là chúng ta giúp cho người được Hộ Niệm có được niềm tin.

– Tin có Tây-Phương Cực-Lạc.

– Tin có đức Phật A-Di-Đà.

– Đặc biệt là tin mình có đủ tiêu chuẩn và chắc chắn được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.

Xin nhấn mạnh ở điểm này! Nhiều khi chúng ta đi Hộ Niệm, hoặc là chúng ta có những cuộc trao đổi, nhưng chúng ta có lẽ không để ý lắm đến vấn đề xây dựng một niềm tin vững vàng cho người mà mình Hộ Niệm: “Tin chắc rằng họ có đầy đủ tiêu chuẩn và họ cũng được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc”.

Khi Nhật Thuyết có dịp trò chuyện, nhất là với các cụ già thì nhiều khi các cụ có băn khoăn thế này:

– “Tôi cũng niệm Phật, tôi cũng tin. Thế nhưng không biết liệu tôi có được vãng sanh không?“

– Hoặc… “hy vọng là tôi được vãng sinh thì tốt quá”.

Câu nói này chứng tỏ là:

– Người ta không Các cụ chưa tin chắc chắn.

– Niềm tin không vững vàng rằng người ta Các cụ có thể được vãng sanh.

Mà như vậy có nghĩa là:

– Mấy chục phần trăm họ đã rớt, không thi đỗ.

– Vì niềm tin yếu thì nguyện lực kém.

– Mà nguyện lực kém thì niệm Phật hời hợt không tha thiết, không chtrí thành.

Cho nên khi chúng ta nói chuyện với người được hộ niệm thì phải xây dựng một niềm tin vững chắc cho họ.

Chúng ta luôn phải nhắc nhở đến vấn đề:

Tiêu chuẩn để được vãng sanh.

Tất cả chúng ta ngồi đây và kể cả những người chúng ta gặp ở ngoài đường, đều có chung tiêu chuẩn là ai ai cũng có thể được vãng sanh. Ai cũng có tiêu chuẩn được vãng sanh!

Chỉ có những người chịu thực hành đúng thì sẽ được vãng sanh.

– Còn nếu như mà họ không chịu tín.

– Họ không chịu nguyện.

Thì họ sẽ không được vãng sanh.

Nhưng họ đều có đủ tiêu chuẩn được vãng sanh! Tại làm sao? Vì trong nguyện thứ mười tám của đức Phật A-Di-Đà, Ngài có nói rằng: «Nếu mà có chúng sanh nào nghe được danh hiệu của Ngài, hết lòng tin tưởng, có được điều lành nào đều hồi hướng phát nguyện về thế giới của Ngài. Niệm danh hiệu của Ngài, cho dù được mười niệm. Thì Ngài cũng thề sẽ đón người đó đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Ngoại trừ những người phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp

Thì đầu tiên chúng ta loại ra vấn đề phỉ báng chánh pháp và phạm tội ngũ nghịch.

Ở đây chúng ta đang làm một lý luận để mà rút lại dần là chúng ta có đủ tiêu chuẩn không?

Thế cho nên là nó hơi dài một chút, nhưng đây cũng là những điểm rất cần thiết trang bị cho chúng ta khi gặp những người mà nhất là những người trong gia đình của người mà mình hộ niệm.

Nhiều khi họ có thắc mắc và vặn vẹo lại việc này.

Tức là:

– Nếu tiêu chuẩn được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc là có tín-nguyện và có Niệm Phật, chỉ ngoại trừ hai trường hợp đó là: “Người phạm tội ngũ nghịch và người phỉ báng chánh pháp”.

Vậy phạm tội ngũ nghịch là phạm những tội gì?

– Là tội: giết cha, giết mẹ, giết A-Xà-Lê, làm thân Phật chảy máu và phá hoà hợp tăng.

Những trường hợp này là tội sẽ rơi vào Vô Gián địa ngục. (Vô Gián địa ngục theo trong kinh Địa-Tạng là địa ngục mà chúng sanh phải ở trong đó không có ngày ra, giống như người bị tù chung thân.) Chúng ta kiếp này đã làm việc này chưa?

– Chắc hẳn chúng ta chưa!

Và cái kiếp trước kia liệu chúng ta đã phạm phải những tội ngũ nghịch này chưa?

Cũng chưa! Bởi vì người phạm tội ngũ nghịch sẽ rơi vào Vô Gián địa ngục. Nếu người bị rơi vào Vô Giáng địa ngục có nghĩa rằng:

– Vào đó không có ngày ra, không biết đến ngày nào mới ra được như người tù chtrung thân vậy.

Như hiện tại chúng ta đang ở đây tức là chúng ta không ở trong Vô Giáng địa ngục. Có nghĩa là:

– Trong quá khứ, chúng ta chưa hề phạm phải tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp này.

Những người…

– Không chịu tin là có đức Phật A-Di-Đà.

– Họ không tin có Tây-Phương Cực-Lạc.

– Và họ không tin là có thể vãng sanh.

Thì người đó cũng duyệt vào là phỉ báng chánh pháp. Điều đó chúng ta phải hết sức cẩn thận!.

Bởi vì chánh pháp là lời của đức Phật tuyên nói. Đức Phật truyền lại cho ta mà ta không tin lời của đức Phật. Có nghĩa ta đã phỉ báng chánh pháp!

Trong kinh Vô-Lượng-Thọ ở nguyện thứ mười tám là… ngoại trừ những người phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp thì sẽ không được vãng sanh.

Thế nhưng trong kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ thì… chỉ có những người phạm tội phỉ báng chánh pháp mới không được vãng sanh.

Chính vì vậy mà trong kinh A-Xà-Thế-Vương kKinh. Ông vua A-Xà-Thế đã phạm tội ngũ nghịch:

– Đó là ông đã giết cha, hại mẹ.

– Rồi thì Phá hoà hợp tăng.

– Rồi làm thân Phật chảy máu.

Ông đã kết hợp với Đề-Bà-Đạt-Đa để làm cho thân Phật chảy máu, đó là tội ngũ nghịch. Vậy mà đến sau này ông đã hối hận khi nghe được lời đức Phật giảng và ông kiệt thành sám hối niệm Phật. Cuối cùng ông đã được vãng sanh mà lại lên đến Thượng-Phẩm Trung-Sinh.

– Đó là một phẩm vị cực kỳ cao, chỉ còn có Thượng-Phẩm Thượng-Sinh là cao nhất trong chính phẩm sen vàng.

Ông lên Thượng-Phẩm Trung-Sinh. Như vậy chúng ta thấy rằng có người tội nặng như thế mà cuối cùng vẫn còn có thể được vãng sanh!

Xin bổ xung thêm: Người không tin như trên đã nói cũng nằm trong tội phỉ báng chánh pháp, người này không được vãng sanh. Nhưng nếu người này trước lúc chết mà thay đổi, họ kiệt thành sám hối, tha thiết được vãng sanh, chtrí thành niệm danh hiệu A-Di-Đà Phật cho dù chỉ được mười niệm trước lúc tắt hơi thì ngườii này vẫn được vãng sanh. Đây là điểm rất quan trọng để chúng ta thấy, nếu gặp người chưa tin thì cũng đừng vội tuyên bố là người đó không thể vãng sanh rồi không hộ niệm. Coi chừng chúng ta bỏ sót một người có thể thành tựu – một vị Phật tương lai.

Cho nên tất cả chúng ta ở đây và tất cả những người chúng ta sẽ gặp…

– Ai ai cũng có cái quyền được vãng sanh cả.

– Ai ai cũng có trong tiêu chuẩn được vãng sanh.

– Chỉ có là… Họ có chịu làm hay không chịu làm!

Đấy là ví dụ để chúng ta xây dựng niềm tin đối với những người mà chúng ta hộ niệm, đặc biệt là với các cụ già. Các cụ già mà Nhật Thuyết nói chuyện hay hỏi như vậy. Ngay chính ông cụ, thân sinh của Mơ cũng đã đặt ra những câu hỏi như vậy. Khi mà chúng ta xây dựng niềm tin vững vàng cho các cụ, thì xsát xsuất vãng sanh sẽ rất lớn.

Đây là về TÍN. Hộ niệm là mình giúp đỡ cho người đó phát khởi niềm tin.

Tín-Hạnh-Nguyện như là cái kiềng ba chân! Nếu thiếu một cái là khó mà có thể được vãng sanh.

Khi người ta đã phát tín tâm, người ta tin được thì người ta mới có nguyện tha thiết được. Lúc đó họ mới phát khởi tâm tha thiết mong muốn được đi về Tây-Phương Cực-Lạc.

Chúng ta bằng những phương tiện để giới thiệu cho những người đó biết là… về được Tây-Phương Cực-Lạc thì sung sướng lắm.

Theo trong kinh A-Di-Đà và kinh Vô-Lượng-Thọ đã nói rõ…. là trên cõi Tây-Phương Cực-Lạc sống sung sướng như thế nào!

  • Không có từ “ác”. Từ mà gọi là từ ác người ta không hiểu. Nhân dân ở trên Tây-Phương Cực-Lạc nói từ ác… là họ không biết ác nghĩa là như thế nào cả. Chứ chưa nói đến cái chuyện là có người ác.

– Đó là chỗ cực kỳ thiện, cực kỳ lành, cực kỳ sung sướng. Cực là cực kỳ, Lạc là an khoái (từ này có phải là tâm đã động vì tham, thưa Huynh?) lạc gọi tắt là Cực-Lạc.

Chúng ta nên giảng giải cho họ điều đó để mọi người nghe thấy mà phát cái nguyện muốn sanh về đó, thèm muốn được tới đó!

Cũng giống như ngày xưa thời người Pháp sang Việt Nam, có người Việt được đi Pháp chơi, khi về họ kể là ở bên Pháp có cái đèn hay lắm, bóng nó lộn ngược mà nó vẫn cháy, đường phố nó sạch sẽ, xe không có ngựa, không có trâu gì nó cũng chạy được thì vua và mấy vị tướng ngồi cười là bởi vì không tin. Thế nhưng mà vì vị quan này là vị cũng rất là có uy tín chứ không phải là người ba hoa bốc phét… cho nên sau đó mọi người cũng tin nhưng không thể hình dung nổi. Cho nên khi có cơ hội được đi Pháp thì nhiều người muốn được đi.

Vào thập niên tám mươi những người ở Việt Nam, ví dụ:

Như chúng ta lúc đó chưa có điều kiện để đi nước ngoài nhưng mà nghe thấy mấy người đi nước ngoài về, mấy người đi Tiệp, đi Đức về… đi ngang qua là thấy người họ cứ thơm phức, quần áo người ta cũng thấy thơm… mà mình cũng thấy thèm được đi “Tây“ lắm! Nhưng thực ra mình cũng đã đi đâu, chưa từng được đến những nơi đó.

Vừa rồi Nhật Thuyết có nói về vấn đề đức Tin. Bởi vì có những người đã vặn lại Nhật Thuyết là: “Anh đã đến Tây-Phương Cực-Lạc chưa mà anh dám nói về Tây-Phương Cực-Lạc“.

Cho nên chúng ta phải phát tâm tin tưởng vững vàng, bởi vì người mình tin đó là đức Phật Thích-Ca, Ngài không bao giờ nói dối.

Năm 1985 khi chị của Nhật Thuyết từ ở Tiệp trở về. Chị mang theo được những đồ đạc mà tự ở Việêt nam không có, thấy các chị đi về thơm tho sạch sẽ, da dẻ trắng, đẹp. Các chị kể chuyện cho nghe về cuộc sống bên đó. Thì Nhật Thuyết tin rằng ở bên Âu châu sướng hơn ở Việt nam rất nhiều, do vậy mà phát khởi tâm tha thiết được đi sang đó. Từ cái tâm muốn (NGUYỆN) đó mà Nhật Thuyết đã phấn đấu trong cơ quan và lo các thủ tục để được đi.

Tuy Nhật Thuyết lúc đó chưa sang tận nơi bên Âu châu nhưng cũng có thể kể với một số người về cuộc sống bên đó. Vì Nhật Thuyết được nghe chị kể lại và tin chị mình.

Vì tha thiết và cũng cố gắng phấn đấu nên cuối cùng Nhật Thuyết cũng đi được sang Đức năm 1988.

Cũng vậy, chúng ta tin vào đĐức Bổn-Sư Thích-Ca, Ngài không bao giờ nói dối. Ngài giới thiệu cho chúng ta cảnh giới cõ Tây-Phương Cực-Lạc thì chúng ta phải tin đó là sự thật.

Chứ chúng ta mà về được đến Tây-Phương Cực-Lạc rồi thì quay về đây để mà ngồi nói chuyện, để mà bàn cãi với mọi người làm chi. Chúng ta phải tin tưởng vào đức Bổn-Sư, tức là đức Phật hiện tại giới thiệu cho chúng ta. Chúng ta phải tin vào các chư Tổ vì các Ngài đã có những ấn chứng (xin giải thích thêm). Nên Các Ngài đã tin tưởng và các Ngài giới thiệu cho chúng ta cảnh giới của Tây-Phương Cực-Lạc và giới thiệu cho chúng ta đức Phật A-Di-Đà.

Đặc biệt trong những lần Nhật Thuyết đi hộ niệm và đã tiễn đưa những người vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Mắt thấy, tay sờ tất cả đều rõ ràng…

– Những người có được đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh.

– Và Họ niệm Phật tha thiết cầu vãng sanh.

– Họ đã được vãng sanh, ra đi với một thân tướng tuyệt vời.

Có lẽ là cả cuộc đời nếu như mà không biết đến pháp môn niệm Phật hộ niệm này thì chẳng bao giờ mà có thể được chứng kiến những cảnh của những người ra đi đẹp đẽ đến như vậy. Cho nên chúng ta cố gắng để xây dựng cho tất cả mọi người có được:

– Cái niềm tin vững vàng.

– Cái nguyện tha thiết đi về Tây-Phương Cực-Lạc.

– Và bắt đầu chúng ta hướng dẫn để cho mọi người hành trì niệm Phật.

Chúng ta đừng có nghĩ rằng chỉ những người sắp chết… ngáp ngáp… chúng ta mới đến hộ niệm. Nghĩ như vậy là sai, phạm phải sai lầm nghiêm trọng trong pháp hộ niệm.

Mà hộ niệm là gì? Hộ niệm là: Xây dựng Tín-Hạnh-Nguyện cho nhau. Chính chúng ta đang cộng tu với nhau, đang khuyến tấn nhau như thế này để có tín tâm và nguyện thiết, rồi cộng tu, cùng nhau niệm Phật (hành trì). Đấyó là chúng ta hộ niệm cho nhau rồi đó.

Ngay từ thời đức Phật Thích-Ca, Ngài nói cho chúng ta: kinh A-Di-Đà, kinh Vô-Lượng-Thọ, kinh Quán-Vô-Lượng Thọ, kinh Niệm-Phật Ba-La-Mật. Lúc đó chính là lúc đức Phật Thích-Ca đang hộ niệm cho những người sau này rồi, Ngài đang hộ niệm cho chúng ta!

Bởi vì nhờ những cuốn kinh này mà chúng ta đã có được Tín- Nguyện-Hạnh, ba món tư lương để được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.

Chúng ta cũng nên nghĩ rằng chúng ta đang hộ niệm cho nhau và chúng ta cũng cần phải khuyến tấn nhau cho có đầy đủ được ba cái tư lương này để đến lúc chúng ta xả bỏ báo thân cũng được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.

Trong mấy ngày vừa rồi, qua những buổi nói chuyện với một số người thì Nhật Thuyết cũng nhận được ra một số điểm. Quả thực là có những người cũng vặn vẹo là: «Pháp môn của đức Phật có đến tám vạn bốn trăm nghìn pháp môn tu, chứ đâu chỉ có mỗi cái pháp môn niệm Phật để mà về Tây-Phương Cực-Lạc?»

Thì Nhật Thuyết cũng xin trả lời là:

  • Đúng thật. Là vì căn cơ của chúng sanh có khác nhau cho nên đức Phật phải mất công, phải lao tâm – khổ tứ để mà nói ra tám vạn bốn nghìn pháp môn. Chứ còn nếu như mà căn cơ của chúng sanh tốt, phước đức-nhân duyên-thiện căn có được đầy đủ từ nhiều đời nhiều kiếp thì đức Phật chỉ cần nói mỗi pháp niệm Phật mà về Tây-Phương Cực-Lạc, là đầy đủ, là xong rồi.

Chúng ta nghe Thiện-Đạo đại sư nói: “Như Lai sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di-Đà bổn nguyện hải“ có nghĩa là đức Phật ra đời là chỉ để nói cho chúng ta biết biển thệ nguyện của đức Phật A-Di-Đà để mà chúng ta có cơ hội giải thoát.

Chúng ta nghe trong kinh A-Di-Đà có cái đoạn gần cuối: «Xá Lợi Phất đương tri ngã ư ngũ trược ác thế, hành thử nan sự, đắc A-Nậu Đa-La Tam-Miệu-Tam Bồ-Đề».

Ngài Ngẫu-Ích đại sư trong A-Di-Đà sớ sao có phân tích rõ, câu này chính là đức Phật Thích-Ca đã nói rằng:

– Đức Phật Thích-Ca đã niệm Phật để mà thành Phật.

Cũng có người đã nói rằng đức Phật Thích-Ca thành tựu đạo quả bằng phương pháp khác. Người thì bảo bằng thiền. Có người lại bảo đức Phật Thích-Ca tu bằng Tứ-Diệu-Đế để thành tựu. Có người lại bảo đức Phật Thích-Ca là do trì chú mà thành tựu.

Nếu chúng ta y theo như kinh A-Di-Đà thì đức Phật Thích-Ca nhờ niệm A-Di-Đà Phật mà thành tựu.

Nếu như chúng ta đọc kỹ lại câu đó: “Xá Lợi Phất đương tri ngã ư ngủ trược ác thế, hành thử nan sự, đắc A-Nậu Đa-La Tam-Miệu-Tam Bồ-đề“. Đức Phật đang dạy chúng ta niệm A-Di-Đà Phật, tức là đức Phật đã nói rằng: «Đức Phật đã thực hành cái pháp này mà đức Phật Ngài đã thành Phật.

Chúng ta lại nghe lời các chư Tổ nói: «Tất cả các đức Phật nhờ vào pháp môn nào, tu như thế nào mà các đức Phật thành Phật? Qua những phân tích của các chư Tổ thì thấy rằng: “Theo như kinh điển, tất cả các chư Phật đã niệm A-Di-Đà Phật để thành Phật“. (Đây là lời giảng của Hoà Thượng Tịnh-Không khi Ngài giảng kinh Vô-Lượng-Thọ).

Điểm này vô cùng quan trọng, rất là nhiều người có trí tuệ của thế gian lớn, có thể là tiến sĩ, giáo sư, có thể có những người có bằng cấp nọ, bằng cấp kia. Thế nhưng đó là trí tuệ của thế gian chứ không phải là trí tuệ Bát-Nhã. Cho nên có khi cũng không tin được lời của đức Phật nói, không tin lời của chư Tổ.

Thì tất cả những việc đó chúng ta cũng không có nên tranh cãi với một ai cả. Chỉ biết rằng nếu như chúng ta tin được. Đó là nhờ thiện căn phước đức sâu dày trong nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta đã vun trồng mà bây giờ mới có kết quả! Không bỗng dưng gì mà chúng ta gặp được câu A-Di-Đà Phật và muốn được vãng sanh đâu.

Chúng ta cũng thấy đấy…

– Rất nhiều người biết được câu A-DI-ĐÀ Phật.

– Ra đến chùa cũng chắp tay A-Di-Đà Phật…A-Di-Đà Phật…

– Nhưng mà họ không biết con đường để cứu lấy mình ngay đời này. Tức là một đời này giải thoát!

Mà nhiều khi lại còn muốn rằng: “Chúng tôi phải phá trừ được hết nghiệp chướng, phải dứt trừ được ái dục – Tức là không còn gia đình nữa thì mới có thể được vãng sanh”.

Điểm này sai vô cùng! Bởi vì không có một bộ kinh nào đòi hỏi chúng ta:

– Phải xa lìa vợ chồng.

– Xa lìa gia đình mới được vãng sanh cả.

– Mà tiêu chuẩn để được vãng sanh chỉ cần có đầy đủ Tín-Nguyện và Hạnh là được.

Nếu chúng ta nói rằng cần không cần có vợ chồng, không có con, không có gia đình thì mới có thể được vãng sanh. Vậy thì thử hỏi…

– Những ông cụ, bà cụ già ở Việt Nam họ có gia đình, con cháu đầy đủ cả.

– Những người nghèo khổ, đói quá, khổ quá nghe người ta khuyến tấn niệm Phật mà người ta niệm Phật vãng sanh một cách tuyệt vời thì giải thích sao đây?.

Nhiều vị có bằng nọ, chức kia công phu tu tập cũng không ít thế mà khi bị bệnh vào đến bệnh viện bị đau đớn chửi um xùm lên, đau đớn tới lúc chết. Trong khi có nhiều người bệnh tình tương tự nhưng họ biết niệm Phật cầu vãng sanh thì an nhiên xả bỏ báo thân một cách nhẹ nhàng thanh thản. (chúng ta có thể xem một số băng vãng sanh của những vị Bồ-Tát này trên mạng thì sẽ thấy rõ) Ví dụ: Cụ Nguyễn Minh Công (ông cụ thân sinh của cư sĩ Diệu Âm), Cụ Kiều Thị Hoà ở Praha, Phật tử Trần Nguyên Hạnh (do ban hộ niệm Hoa sen Đà Nẵng hộ niệm), Phật tử Đỗ Nguyễn Văn Bình ở Hà nội. Những trường hợp đó đều cũng đã có hết rồi!

Những cụ già, những người nghèo, khổ sở mà…

– Người ta nghe được danh hiệu A-Di-Đà Phật.

– Người ta tin tưởng và tha thiết phát nguyện vãng sanh.

– Và người ta niệm Phật chân thành.

– Cuối cùng người ta ra đi một cách tuyệt vời, an lành…

Họ ra đi năm ngày không có vấn đề gì, cơ thể vẫn cứ mềm mại như người còn sống, bảy ngày không có vấn đề gì cả. Chỉ tội là người ta không được phép để lâu quá, bởi vì chính quyền họ không cho, đâm ra mọi người đành phải đem đi chôn, đi thiêu. Chứ còn cái thân thể không hề bị hủy hoại gì cả.

Những người đã được vãng sanh đã “ly” được chưa?

– Họ chưa “ly”.

– Họ vẫn có gia đình.

– Họ còn khổ sở vì miếng ăn nữa, nhiều người phải đi lê lết ở ngoài đường bán vé số, rồi là đi bán hàng rdong rất là khổ sở để kiếm đồng tiền mà sinh nhai cho cái kiếp sống này.

– Nhưng người ta đã tin tưởng,

– Có chtrí nguyện tha thiết!

– Và người ta niệm Phật!

– Cuối cùng họ thành công!

Cho nên đừng vì cái kiến tư của “chúng sanh” này, đừng vì những trí tuệ của thế gian để mà lập luận đối với trí tuệ Bát nhã, không được đâu!

Những ông bác sĩ ở bệnh viện tại Praha Tiệp Khắc, và ở bệnh viện trường đại học tổng hợp Leipzig thẫn thờ đứng nhìn và hỏi lại một câu: “Các vị làm thế nào, các vị hát cái gì mà sao tuyệt vời vậy? Sao mà lại có một cái sự… (tiếng đức gọi là Wunder, Wunder là sự nhiệm mầu, là sự kỳ diệu) đó xảy ra”.

Bởi vì người ta không thể nào tưởng tượng nổi! Về việc này khoa học chưa thể giải thích được. Cho nên chúng ta phải có niềm tin kiên định.

Còn nếu:

– Chúng ta đã chọn được một con đường tu.

– Chúng ta đã và đang đi trên con đường đó.

– Tức là chúng ta quyết một lòng, một đời này vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.

Thì chúng ta đừng vì những tri kiến ở ngoài đời … rồi lý lẽ, rồi biện luận để mà tranh cãi với nhau… để mà cuối cùng dắt nhau đi vào lục đạo luân hồi.

anh thấy sang chủ đề khác thì mình để cách 1 dòng cho drễ phân biệt có được không?

Nếu anh thêm một cái hình gì đó vào để khỏi quá trống thì đẹp mắt hơn!

Có những người lại nói rằng: “Chỉ có những người xuất gia mới được vãng sanh”. Thì xin thưa một điểm… Chúng ta cũng nên hiểu thế nào là xuất gia?

Tiêu chuẩn xuất gia của đức Phật trong các kKinh Tịnh-Độ là:

– Xuất cái Tam-Giới-Gia!

– Xuất cái nhà lửa này,

– Xuất cái lục đạo luân hồi này!

Ý của Đức Phật là:

– Phải có tâm xuất gia, tức là tâm của mình tha thiết cầu được giải thoát, cầu được thoát khỏi cái nhà lửa này.

Trong lục đạo luân hồi này đức Phật nói đó là cái nhà lửa, mình phải thoát là thoát ra khỏi cái đó. Tức là phải có tâm cầu được giải thoát khỏi lục đạo luân hồi thì cái đó mới là xuất gia. Xuất gia là phải bằng cái tâm của mình, mới gọi là xuất gia chân chính.

Khi chúng ta cộng tu ở đây, quan trọng nhất là chúng ta phải có một cái tâm xuất gia. Tâm này chính là việc cầu được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc! Có nghĩa là chúng ta đang cầu xa lìa lục đạo luân hồi để giải thoát, bởi vì:

– Vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc tức là chúng ta đã trở thành Bất-Thoái-Bồ-Tát và chúng ta sẽ thành Phật!

– Nghĩa là chúng ta không bao giờ rơi vào lục đạo luân hồi nữa!

– Khi chúng ta phát tâm muốn được vãnh sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thì chính lúc đó chúng ta đã phát tâm-xuất-gia rồi. Đó cũng chính là phát bồ đề tâm.

Ngẫu Ích đại sư (Ngài là hoáóa thân của Phật Thích-Ca) nói: “Vãng sanh được hay không là nhờ vào TÍN và NGUYỆN“. Chư Tổ chỉ yêu cầu ta có tín sâu nguyện thiết chứ có bảo chúng ta phải xuất gia vào chùa ở mới được vãng sanh đâu.

Chúng ta đừng vì hình tướng bên ngoài là:

– Vẫn thấy tóc còn dài.

– Vẫn phải đi làm việc.

– Vẫn còn có gia đình.

Mà chúng ta nói rằng những người này là những người không được vãng sanh. Cái điểm này là một điểm sai lầm vô cùng! (việc này Hòa Thượng Tịnh-Không đã giảng rất rõ trong phần giảng Kinh Vô-Lượng-Thọ lần thứ chín «Tam bối vãng sanh»)

– Dẫn dắt cho một chúng sanh được thành tựu phước đức vô cùng lớn.

– Nhưng đoạn đi huệ mạng của một chúng sanh tội này vô cùng nặng.

Bao giờ cũng vậy nó đi đôi với nhau, phước thì sẽ đi với tội. Nếu như mà làm được thành tựu thì phước lớn, mà không làm được thành tựu lại còn cản trở con đường thành tựu của người khác thì tội lại lớn tương đương.

Cho nên chúng ta đều phải hết sức cẩn trọng đối với những người mà đức Phật gọi là “Nhất xiển đề“. Nhất xiển đề là những người mà dùng sự suy nghĩ của ngoài đời (Đức Phật gọi là thế trí biện thông) phân tích, rồi bác bỏ kinh của đức Phật. Đối với các vị Nhất xiển đề, nếu thấy đàm luận mà có những khó khăn thì chúng ta cũng cứ rút lui. Nhật Thuyết cũng đã rất nhiều lần phải chắp tay:

– Con xin phép con bận quá con phải đi, rồi lặng lẽ ra đi chứ không dám bàn luận nữa!

Nhiều khi chúng ta cố gắng để bàn luận cái việc đó. (Có những người thấy như vậy thì tự dưng lại ngồi để tranh cãi với họ). Cái điểm đó là không nên, chúng ta không được bàn cãi, không được tranh cãi mà chúng ta chỉ lặng lẽ thấy như vậy thì tìm cách rút lui một cách vui vẻ mà không có tranh luận.

Bởi vì nếu chúng ta có tranh luận, nhiều khi chúng ta có thể gây nên một cái tội, tội đó là bất kính với người khác và bị vướng vào vấn đề «đấu tranh kiên cố» của thời mạt pháp này vậy. Thế cho nên đặc biệt chúng ta không nên tranh cãi.

Qua những buổi nói chuyện với một số đồng tu… (cũng rất may cho Nhật Thuyết và cũng rất cám ơn các vị, nhiều khi có những thắc mắc, hay có những vấn đề đưa ra… ) chúng tôi có trao đổi với nhau qua điện thoại, qua skype thì Nhật Thuyết cũng hiểu ra một điểm:

– Về tầm quan trọng thế nào khi những người xung quanh chúng ta biết được pháp hộ niệm.

Nếu như mà chúng ta có giỏi cho đến mấy mà người xung quanh chúng ta, những người thân như vợ, chồng, con cái hoặc là những người anh chị em của mình. Nếu mà họ không hiểu được pháp hộ niệm vãng sanh này thì liệu rằng khi chúng ta nằm đó có được hộ niệm đúng pháp hay không? Bởi vì chúng ta có thể là ngon lành… đi hộ niệm hay lắm, biết được pháp hộ niệm nhưng mà nếu chúng ta không truyền bá rộng, không giảng giải hoặc không hướng dẫn cho những người xung quanh mình biết, không chuẩn bị cho mình từ bây giờ. Thì tới lúc chúng ta nằm đó… những người thân của mình, ví dụ: Người chồng hoặc người vợ, người rất thân đó:

– Họ nằng nặc đưa miình đi cấp cứu.

– Họ nằng nặc đòi là phải vào cấp cứu và họ đòi phải cấp cứu bằng được.

– Có những người đem tất cả máy móc đến… những máy «sốc» đến để sốc vào tim, họ bắt làm sao cấp cứu bằng được cho tới lúc chết.

– Khi chết rồi vẫn cứ tiếp tục…

Đó là những điều làm cho người chết rất là đau đớn khổ sở.

Cho nên kể cả những người anh chị em ruột của mình và những người thân cận xung quanh của mình, mình phải dùng mọi phương tiện với thái độ nhẹ nhàng, uyển chuyển để mà chuyền đạt những thông tin về hộ niệm này đến cho họ hiểu. Để khi chúng ta có vấn đề thì mọi người còn biết cách sử lý ngay…

Nếu đứa con của mình nó biết được cách hộ niệm, thì khi chúng ta có vấn đề gì thì nó gọi đến Ban hộ niệm, chứ nó chưa gọi đến cấp cứu.

Nếu người thân của mình không hiểu pháp hộ niệm khi mình có vấn đề là họ gọi bao nhiêu người đến, đứng chật hết cả nhà, làm ồn ào náo nhiệt. Việc này cũng có thể gây mất phần vãng sanh của mình.

Đấy là kinh nghiệm, chẳng hạn như Ông cụ sinh ra Nhật Thuyết, lúc trước đó Nhật Thuyết cũng đã trao đổi nhiều với gia đình, nhưng thực ra là gia đình lúc đó cũng chưa hiểu được hết… Mình bỏ ra bao nhiêu tâm trí để muốn giúp cho Ông cụ được vãng sanh, thế nhưng đến lúc sự việc xảy ra, Ông cụ tắt hơi là người nhà làm trái với pháp hộ niệm. Nhật Thuyết có một cái sơ suất là lúc trước đó không nói rõ cho một người chị biết cho nên người chị không hề hiểu về pháp hộ niệm. “Mọi người niệm Phật thì cứ niệm Phật, còn tôi phải thay quần áo thì tôi cứ thay quần áo“, Hàng xóm chạy tới nhốn nháo để «xem», chính vì vậy không có cách nào mà lúc đó hộ niệm đúng pháp cho Ông cụ được. Không biết là ông cụ lúc trước đó có đủ được thiện căn – phước đức – nhân duyên để tự lực mình vãng sanh hay không? (Vì trước đó Ông cụ niệm Phật tốt, mong muốn được về Tây-Phương Cực-Lạc. Lại trước đó một ngày vào buổi sáng gọi cụ mãi cũng không thấy dậy, sau khoảng 15 phút tự dưng thấy cụ niệm Nam mô A-Di-Đà Phật rồi tỉnh dậy, lại ăn uống bình thường… )

Nhưng mà về pháp hộ niệm thì Ông cụ đã bị phạm vào điều cấm kỵ sau khi xả bỏ báo thân. Tức là đã động chạm vào thân thể (tắm rửa sau khoảng 1 giờ) rồi nhập liệm (khoảng 4 giờ sau đó) rồi. Thế nhưng Ông cụ cũng có những thoại tướng lành như Nhật Thuyết đã kể. Ông cụ được như vậy có khả năng là nhờ vào những câu niệm Phật của cụ trước đó và của mấy anh chị em khác lúc cụ ra đi.

Nhân đây Nhật Thuyết cũng xin kể một chuyện. Đó cũng là một kinh nghiệm, chính là kinh nghiệm của bản thân và là một cái kinh nghiệm cũng rất quý báu.

Đó là: Có một cô Phật tử thân quen, nhân dịp Nhật Thuyết về Việt Nam. Ông cụ – bố của cô này lâm trọng bệnh và Nhật Thuyết cũng có lên khai thị nhưng rất là ngắn, chỉ có một buổi tối đó thôi nói cũng không hết được cho gia đình. Lúc đó tâm trí của cả nhà đang rất là bối rối, cứ lo lắng cho người bệnh không để tâm nghe Nhật Thuyết nói chuyện về việc hộ niệm (chỉ có hai vợ chồng cô Phật tử thân này là rất chú ý lắng nghe). Cho nên Nhật Thuyết nói gì các vị kia đâu có chú ý nghe. Khi Nhật Thuyết đề nghị gia đình nên tập trung nghe cho kỹ để có thể giúp Ông cụ được vãng sanh thì cả nhà đều bảo: Anh chị cả làm gì bọn em sẽ chấp hành.

Cho đến ngày hôm sau khi Ông cụ tắt hơi, trong lúc hộ niệm mà người nhà đã loan báo rất là rộng, hàng trăm người đứng chật hết bên ngoài cửa và nhốn nháo bàn tán. Không biết họ đã nói gì mà cô em gái vào đòi phải tắm rửa, thay quần áo com lê, đi giày và đội mũ phớt cho bố. Vì thấy ông bố nằm ở trên giường mà quần áo chưa thay thế kia là không được.

Nhật Thuyết xin thế nào cũng không được. Tức là họ vẫn đồng ý cho ta niệm Phật hộ niệm, thế nhưng việc đó họ phải làm. Điều này chứng tỏ họ đã không nắm được qui tắc của việc hộ niệm, mà như vậy là khiến cho Ông cụ đã mất phần vãng sanh! Chúng ta tưởng là Ông cụ có được nhân duyên vãng sanh vì gặp ban hộ niệm (lúc này ban hộ niệm Vĩnh Phúc gồm 7 người cũng vừa kịp xuống hỗ trợ, nhưng Nhật Thuyết đành phải nói họ thông cảm ra về).

Hôm nay đáng lẽ nói về vấn đề oan gia trái chủ. Nhưng mà cũng xin nhắc lại về vấn đề Tín-Nguyện-Hạnh và cái khái niệm thế nào là hộ niệm để chúng ta nắm được.

Chúng ta cố gắng làm sao khuyên được cho cha mẹ mình, khuyên được cho những người thân xung quanh mình hiểu được pháp hộ niệm. Chỉ cần là họ hiểu được pháp hộ niệm thôi là đã tránh được bao nhiêu rủi do cho mọi người xung quanh rồi. Và tránh được cho chính họ có những hành động sai lầm vì không hiểu mà làm hỏng đi một huệ mạng của người khác!

Hiểu được pháp hộ niệm thì khi có người sắp lâm chung cần được hộ niệm là được cứu ngay. Còn nếu những người xung quanh không hiểu về pháp hộ niệm thì nhiều người sẽ gặp nạn, rất dễ mất phần vãng sanh.

Nên xin quý đồng tu mình cố gắng từ những việc trên mà rút ra được những kinh nghiệm sau này. Và từ những kinh nghiệm quí báu này mà cố gắng hướng dẫn một cách hài hòa… làm sao cho những người xung quanh mình hiểu sâu sắc về pháp hộ niệm.

Nhưng nếu những người thân của mình mà kình cãi với mình không chịu tin việc vãng sanh, không chịu tin việc hộ niệm thì chúng ta cũng đừng nên tranh luận, tranh cãi với họ mà chúng ta lại càng phải thương cho cái người đó. Bởi vì người đó đã không hưởng được những điều quý báu mà đời này đã gặp được, đó là niệm câu A Di Đà Phật để thoát khỏi luân hồi!

Thế nhưng cũng từ từ… , từ những hành động của chúng ta, từ cách nói chuyện của chúng ta mà khiến cho người đó có thể chuyển biến dần và nếu như họ không chịu hộ niệm cho người thân thì cũng chỉ xin họ đồng ý cho mời Ban hộ niệm tới.

Có những người lại thế này. Vì họ rất thương mẹ của họ cho nên muốn báo hiếu mẹ bằng cách cho ăn thật nhiều đồ ngon và để mẹ được đi chơi khắp nơi. Nhưng trong nhà lại có người em biết tu tập, muốn mẹ mình được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc để báo tròn đạo hiếu. Nên người chị thấy em mình cứ đưa mẹ đi niệm Phật, rồi cầu cho mẹ được vãng sanh thì lại nghĩ: “Sao cái cô này cô ấy lại hành hạ mẹ mình thế này, bắt mẹ mình phải đi niệm Phật, bắt mẹ mình phải có lúc ăn chay, rồi bắt mẹ mình phải cầu vãng sanh“ Vì vậy người chị tìm cách tách mẹ ra khỏi em mình và đưa mẹ đi trchốn nơi khác không cho em tiếp xúc với mẹ để cho mẹ được: “sung sướng hưởng phước“.

Trong khi đó thì người mẹ có thể rất là buồn phiền, như là một con chim đẹp mà bị nhốt ở trong lồng, và sống giữa sự gây gổ đúng-sai giữa các con mình.

Vì nhận thức không đồng nên mỗi người con có tình thương với mẹ khác nhau, đối nghịch nhau.

Là người tu thì chúng ta không nên gây xung đột với anh chị em mình mà nên chuyển tải dần, chuyển tải dần bằng tình thương, bằng chính cách đối nhân xsử thế của mình để cho mọi người được hòa đồng. Đừng vì như vậy mà chúng ta lại phải tranh luận mà nhiều khi anh chị em lại bất hoà với nhau, từ mặt nhau. Chính sự bất hoà đó là nguyên nhân khiến cho những người cha, người mẹ mình mất phần vãng sanh. Và đồng thời phải cẩn thận đến lượt chúng ta, những người thân đó cũng có thể sẽ có những suy nghĩ sai lệch mà khiến cho chúng ta bị cản trở việc vãng sanh của chính mình. Như vậy là chúng ta đã hại cha mẹ và hại cả bản thân mình nữa.

Nói về việc hộ niệm thì cũng vẫn còn dài, sang tuần sau chúng ta sẽ tiếp tục nói về vấn đề oan gia trái chủ tiếp theo của buổi trước.

Hôm nay Nhật Thuyết xin tạm dừng ở đây. Chúng ta cũng đã hết giờ.

Trong lúc nói chuyện, vì Nhật Thuyết còn là phàm phu tục tử cho nên nhiều khi ăn nói không được cẩn trọng. Nếu có vấn đề gì mà đụng chạm tới quý vị nào thì cũng xin hoan hỷ tha thứ cho.

Đặc biệt là Nhật Thuyết cám ơn các chư vị đã khuyến khích Nhật Thuyết để có những buổi nói như thế này. Vì có người nghe thì mới có hứng thú để mà nói được, mà nói được ra thì Nhật Thuyết lại phải học hỏi, tức là Nhật Thuyết phải tìm tòi trong các kinh điển để mà nói chuyện. Nhờ quí vị nghe mà Nhật Thuyết được học hỏi thêm về đạo. Thế cho nên Nhật Thuyết rất chân thành cám ơn tất cả quý vị đã lắng nghe!

Nam Mô A-Di-Đà Phật

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *